Mạch ổn áp tuyến tính (có hồi tiếp)
Thứ Ba, 10 tháng 4, 2012
0
nhận xét
4.1 – Sơ đồ khối của mạch ổn áp có hồi tiếp .
Sơ đồ khối của mạch ổn áp có hồi tiếp .
* Một số đặc điểm của mạch ổn áp có hồi tiếp :
- Cung cấp điện áp một chiều ở đầu ra không đổi trong hai trường hợp điện áp đầu vào thay đổi hoặc dòng tiêu thụ của tải thay đổi, tuy nhiên sự thay đổi này phải có giới hạn.
- Cho điện áp một chiều đầu ra có chất lượng cao, giảm thiểu được hiện tượng gợn xoay chiều.
* Nguyên tắc hoạt động của mạch.
- Mạch lấy mẫu sẽ theo dõi điện áp đầu ra thông qua một cầu phân áp tạo ra ( Ulm : áp lấy mẫu)
- Mạch tạo áp chuẩn => gim lấy một mức điện áp cố định (Uc : áp chuẩn )
- Mạch so sánh sẽ so sánh hai điện áp lấy mẫu Ulm và áp chuẩn Uc để tạo thành điện áp điều khiển.
- Mạch khuếch đại sửa sai sẽ khuếch đại áp điều khiển, sau đó đưa về điều chỉnh sự hoạt động của đèn công xuất theo hướng ngược lại, nếu điện áp ra tăng => thông qua mạch hồi tiếp điều chỉnh => đèn công xuất dẫn giảm =>điện áp ra giảm xuống. Ngược lại nếu điện áp ra giảm => thông qua mạch hồi tiếp điều chỉnh => đèn công xuất lại dẫn tăng => và điện áp ra tăng lên =>> kết quả điện áp đầu ra không thay đổi.
4.2 – Phân tích hoạt động của mạch nguồn có hồi tiếp trong Ti vi đen trắng Samsung
Điện áp đầu vào còn gợn xoay chiều Điện áp đầu ra bằng phẳng
Mạch ổn áp tuyến tính trong Ti vi Samsung đen trắng .
* Ý nghĩa các linh kiện trên sơ đồ.
- Tụ 2200µF là tụ lọc nguồn chính, lọc điện áp sau chỉnh lưu 18V , đây cũng là điện áp đầu vào của mạch ổn áp, điện áp này có thể tăng giảm khoảng 15%.
- Q1 là đèn công xuất nguồn cung cấp dòng điện chính cho tải , điện áp đầu ra của mạc ổn áp lấy từ chân C đèn Q1 và có giá trị 12V cố định .
- R1 là trở phân dòng có công xuất lớn ghánh bớt một phần dòng điện đi qua đèn công xuất.
- Cầu phân áp R5, VR1 và R6 tạo ra áp lấy mẫu đưa vào chân B đèn Q2 .
- Diode zener Dz và R4 tạo một điện áp chuẩn cố định so với điện áp ra.
- Q2 là đèn so sánh và khuyếch đại điện áp sai lệch => đưa về điều khiển sự hoạt động của đèn công xuất Q1.
- R3 liên lạc giữa Q1 và Q2, R2 phân áp cho Q1
* Nguyên lý hoạt động .
- Điện áp đầu ra sẽ có xu hướng thay đổi khi Điện áp đầu vào thay đổi, hoặc dòng tiêu thụ thay đổi.
- Giả sử : Khi điện áp vào tăng => điện áp ra tăng => điện áp chân E đèn Q2 tăng nhiều hơn chân B ( do có Dz gim
từ chân E đèn Q2 lên Ura, còn Ulm chỉ lấy một phần Ura ) do đó UBE giảm => đèn Q2 dẫn giảm => đèn Q1 dẫn giảm => điện áp ra giảm xuống. Tương tự khi Uvào giảm, thông qua mạch điều chỉnh => ta lại thu được Ura tăng. Thời gian điều chỉnh của vòng hồi tiếp rất nhanh khoảng vài µ giây và được các tụ lọc đầu ra loại bỏ, không làm ảnh hưởng đến chất lượng của điện áp một chiều => kết quả là điện áp đầu ra tương đối phẳng. - Khi điều chỉnh biến trở VR1 , điện áp lấy mẫu thay đổi, độ dẫn đèn Q2 thay đổi , độ dẫn đèn Q1 thay đổi => kết quả là điện áp ra thay đổi, VR1 dùng để điều chỉnh điẹn áp ra theo ý muốn .
4.3 – Mạch nguồn Ti vi nội địa nhật.
Sơ đồ mạch nguồn ổn áp tuyến tính trong Ti vi mầu nội địa Nhật .
- C1 là tụ lọc nguồn chính sau cầu Diode chỉnh lưu.
- C2 là tụ lọc đầu ra của mạch nguồn tuyến tính.
- Cầu phân áp R4, VR1, R5 tạo ra điện áp lấy mẫu ULM
- R2 và Dz tạo ra áp chuẩn Uc
- R3 liên lạc giữa Q3 và Q2, R1 định thiên cho đèn công xuất Q1
- R6 là điện trở phân dòng, là điện trở công xuất lớn .
- Q3 là đèn so sánh và khuếch đại áp dò sai
- Khuếch đại điện áp dò sai
- Q1 đèn công xuất nguồn
- => Nguồn làm việc trong dải điện áp vào có thể thay đổi 10%, điện áp ra luôn luôn cố định .
Bài tập : Bạn đọc hãy phân tích nguyên lý hoạt động của mạch nguồn trên.
Nguồn: http://hocnghe.com.vn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét