gia thiet bi ve sinh chinh hang, doc truyen truyện tranh cười Việt Nam doc truyen ma kinh di truyen tinh yeu lãng mạn, tin tuc onlinethiet bi nha ve sinh Việt Nam - Voi hoa sen

kiem tien online

Hướng dẫn hàn mạch

Được đăng bởi NetVN Thứ Hai, 4 tháng 6, 2012 0 nhận xét
Hướng dẫn hàn mạch:



1) Phương pháp hàn trên dây đồng.

Để hàn được hai dây đồng dính được vào với nhau thì cũng là một nghệ thuật. Nếu ai mà có tay nghề thì hàn cái là OK. Cái này nó cũng gần giống với hàn sắt. (Cái này tôi tham khảo trên sách)
- Dùng dao hay giấy nhám đánh sạch lớp oxyt hay lớp men bọc quanh dây (nếu dùng dây đồng tráng men ê may). Dây được xem là sạch khi ửng màu đồng (màu hồng nhạt), bóng đều quanh vị trí vừa được làm sạch. Điều quan trọng cần chú ý, sau khi làm sạch ta phải thực hiện việc xi chì ngay, vì nếu để lâu, lớp oxyt sẽ phát sinh lại. Tuy nhiên, trên các vị trí vừa làm sạch lớp oxyt, nếu ta dùng mỏ hàn có công suất quá lớn (phát sinh nhiều nhiệt lượng) để hàn cũng phát sinh lại lớp oxyt tại điểm hàn do sự quá nhiệt.
- Muốn xi chì, đầu tiên phải làm nóng dây dẫn cần xi, ta đặt đầu mỏ hànbên dưới dây cần xi để truyền nhiệt (dây dẫn và đầu mỏ hàn đặt vuông góc). Khi truyền nhiệt, quan sát màu hồng của dây, màu hồng sẽ sẫm dần khi nhiệt độ gia tăng, trong khi quan sát ta đưa chì hàn (có bọc nhựa thông) tiếp xúc lên dây dẫn, chì hàn đặt khác phía với đầu mỏ hàn.

- Khi điểm cần xi đủ nhiệt, chì hàn sẽ chảy ra và bọc quanh dây tại điểm cần xi, chì loang từ mặt trên xuống phía dưới (đi về phía nguồn nhiệt, tức đầu mỏ hàn). Nhờ thao tác này, nhựa thông có sẵn trong chì tan trước tẩy sạch điểm xi, tránh oxyt hóa, đồng thời chì nóng chảy sau dễ bám lên dây. Tuy nhiên, nếu đưa quá nhiều chì vào điểm xi (quá mức yêu cầu), lớp xi quá dày hoặc bị bám màu nâu do nhựa thông chảy ra và cháy trên điểm xi.
- Dây đồng luôn phải tiếp xúc với đầu mỏ hàn và thực hiện liên tục theo nguyên tắc tiến hai bước lùi một bước và xoay tròn dây đồng, mỗi bước khoảng 2mm. Điều quan trọng cần nhớ (khi thực hiện lần lượt các điểm xi kế tiếp nhau), tại khớp tiếp giáp giữa hai khoảng xi phải thực hiện sao cho không có sự tích tụ chì thành lớp dày trên đó

Chú ý: trong quá trình xi chì, ta tránh các động tác sau:
- Dùng đầu mỏ hàn kéo rê chì trên dây cần xi, vì sẽ làm cho lớp chìkhông bám hoàn toàn trên dây dẫn, đồng thời lớp chì bị đánh sọc theo đường kéo rê đầu mỏ hàn. Một nhược điểm nữa của động tác này là chì xi không bóng mà ngả màu xám do thiếu nhiệt và nhựa thông.

- Đặt dây cần xi lên miếng nhựa thông, rồi dùng đầu mỏ hàn đặt tiếp xúc lên dây (làm nóng chảy nhựa thông và nóng dây), sau đó đưa chì hàn lên đầu mỏ hàn làm chảy chì và bám vào dây. Với động tác này, ta tránh được sự oxyt hóa bề mặt dây dẫn trong quá trình xi chì, dễ làm chì bám lên dây, tuy nhiên, do lượng nhựa thông chảy quá nhiều sẽ bám lên bề mặt dây sau khi xi làm dây không bóng và nhựa thông cháy dễ bám thành một lớp đen trên bề mặt xi chì của dây.
- Sau khi xi chì xong, không nên sửa các điểm xi chưa hoàn chỉnh bằng cách dùng đầu mỏ hàn rê qua lại trên điểm này mà cần phải giũ chì

2) Phương pháp hàn trên mạch

Hàn trên mạch nó cũng gần giống hàn trên dây đồng. Hàn trên mạch làm sao để lớp đồng bám trên boad mạch không bị long ra vì ta để nhiệt độ quá lớn hay lâu quá.
Cái này các pác chỉ cần để chì hàn và chỗ chân mạch linh kiện và đưa đầu mỏ hàn vào Khi đó chì sẽ chảy ra và lấp kín trung quang chân linh kiện. Và nhớ là không được để chì xì nhiều ra chân làm tích chì to lên chân linh kiện và nó sẽ ảnh hưởng tới việc hàn cho chân linh kiện kế tiếp.
Chúng ta thực hành nhiều và hàn nhiều sẽ quen tay và rút ra kinh nghiệm trong quá trình hàn mạch

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Lưu trữ bài viết

Người theo dõi

Thống kê truy cập